Curriculum vitae

IMG_0374 NGUYỄN THÀNH THỐNG Còn gọi: Petrus Paulus Thống. Bút danh: Thiên Hựu.

Sinh năm 1949 (Kỷ Sửu) tại làng Cà Đú, xã Hộ Hải, tỉnh Ninh Thuận. (Trong giấy tờ ghi năm 1950.)

Học ở các trường: Petit Séminaire Stella Maris Nha Trang, Institut de la Providence de Huế, Collège d’Adran Dalat, Đại Học Văn Khoa Dalat, Đại Học Khoa Học Sài Gòn, Đại Học Văn Khoa Sài Gòn, Đại Học Sư  Phạm Sài Gòn.

Chơi Hướng Đạo (Việt Nam) từ năm 1966, ở Tráng Đoàn Hoan Thiện Huế, Tráng Đoàn Hùng Vương Dalat, Thiếu Đoàn Lê Lợi Dalat.

Từ năm 1969 đến năm 1972 là sinh viên nội trú của Foyer Alexandre de Rhodes, thuộc Centre Alexandre de Rhodes, 161 Yên Đỗ Sài Gòn. Tuy đây không phải là một Trường Đại Học, nhưng là một Trung Tâm Giáo Dục đã góp phần rất lớn trong việc hình thành kiến thức và nhân cách con người.

Từ 1972 đến 1975: Giáo sư đệ nhị cấp Trường Trung Học Diên Khánh, Khánh Hòa và Petit Séminaire Stella Maris Nha Trang.

Từ 1975 đến 1986: Giáo viên các Trường THPT: Trần Bình Trọng, Vừa Học Vừa Làm Suối Dầu, Hoàng Hoa Thám, thuộc Tỉnh Khánh Hòa.

Từ 1986 đến 1992: Biên tập viên Nhà xuất bản Khánh Hòa.

Từ 1992 đến 2002: Giảng viên Đại Chủng Viện Sao Biển Nha Trang.

Hiện nay: Viết, dịch, nghiên cứu, làm việc nhà, dạy học khi có yêu cầu, và đi du lịch.

Có học một số ngoại ngữ. Cụ thể có thể và thường phải làm việc (vì yêu cầu công việc) trên các bản văn Pháp, Anh, Đức, Ý, Tây-ban-nha, Bồ-đào-nha, Ả-rập, Hipri, Aram, Hi-lạp, La-tinh, Hán, Sanskrit, Tây-tạng, Khmer, Chăm, Chu-ru và Ra-glai, nhưng không thể gọi là “rành” hoặc thông thạo, vì học ở Việt Nam và phần lớn là tự  học. (Đối với các ngôn ngữ  Pháp, Anh, Đức, Hipri, Hi Lạp, La-tinh, Hán, được may mắn học trực tiếp với thầy giáo bản ngữ hoặc nước ngoài; còn các ngôn ngữ khác chủ yếu tự học qua sách vở. Ngoài  Pháp ngữ và Anh ngữ  ra, học các ngôn ngữ  khác chỉ nhằm để đọc là chính.)

Đang học các cổ ngữ-cổ văn tự: Xume (Sumerian), Cổ Ai-cập (Egyptian), Áccát (Akkadian), Ugarít (Ugaritic), Ebla (Eblaite), Híttit (Hittite), Êthiôpi (Ethiopic), Giáp cốt văn (甲骨文).  Rất quan tâm đến Chữ  Nôm, đặc biệt là “Chữ  Nôm Công Giáo” còn quen gọi là “Chữ Nôm Majorica”, “Chữ Nôm nhà đạo”.

Sở thích: Ngôn ngữ-Chữ viết cổ đại, Thiên văn hoc, Khảo cổ học, Ngôn ngữ học, Nhân học Văn hóa (Cultural Anthropology)Sắc tộc học (Ethnology), Tập tính học (Ethology), Văn học du ký (Travel Literature), Truyền thông (Communication), Sách, Biển, Rừng, Sa mạc, Đá, Đất nung, Nhạc, Aikido, Du lịch (nhưng không có điều kiện để đi nhiều, nên thường đọc sách du ký và xem băng đĩa hình, TV). Rất thích phi thuyền, tàu bè, những đoàn lạc đà. Nhưng ấn tượng nhất, thân thương nhất vẫn là tàu lửa, mà quen gọi là xe lửa, với những chuyến tàu thời thơ ấu ngày xưa từ ga Tháp Chàm đến ga Đà Lạt và những chuyến tàu ngày nay từ ga Nha Trang đến ga Tháp Chàm, từ ga Nha Trang đến ga Sài Gòn , với chiều ngược lại.

Các thần tượng:  Sanctus Aurelius Augustinus, San Francesco Assisi,  San Ignacio de Loyola,  San Francesco Saverio, San Juan de la Cruz, Santa Teresa de Jesus, Sainte Thérèse de l’Enfant-Jésus, Saint Jean Vianney, Saint Vincent de Paul, Beato Odorico da Pordenone, Selige Anna Katharina Emmerick, Heilige Teresia Benedicta vom Kreuz (Edith Stein), Saint François-Isidore Gagelin, Saint François Jaccard, Thánh Phan Văn Minh, San Jose Maria Escriva, Bienheureux Frédéric Ozanam, Mẹ Thánh Têrêxa Calcutta, Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII, Thánh Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II, Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn văn Thuận, Đức Giáo Hoàng Phanxicô.

Rất ngưỡng mộ: Hómēros (Ὅμηρος), J.F.Champollion, Heinrich Schliemann, Georg Friedrich Grotefend, Leonardo Da Vinci, Michelangelo, Albert Einstein, Henry David Thoreau, Johann Sebastian Bach, Ludwig Van Beethoven, Marco Polo, Fernao Mendes Pinto, Ibn Battuta (ابن بطوطة), Ippolito Desideri, Mattéo Ricci, Roberto de Nobili, Francesco Buzomi, Francisco de Pina, Cristoforo Borri, Girolamo Majorica, Alexandre de Rhodes, Joao de Loureiro, Johannes Koffler, Auguste Desgodins, Léon Wieger, Blaise Pascal, Pierre Teilhard de Chardin, Léon Bloy, Jacques Maritain, Raissa Maritain, Jean Guitton, Daniel-Rops, Thomas Merton, Claude Tresmontant, John Wu, William Johnston, Shusaku Endo, Wilhelm Schmidt, P.J.Pigneaux de Béhaine, J.L.Taberd, H.Azémar, F.M.Savina, Léopold Cadière, L.Villaume, J.Geoffroy, Jacques Dournes, Albert Morice, Alexandre Yersin, Bernhard Karlgren, Richard Wilhelm, Joseph Needham, Cyrus H.Gordon, Samuel Noah Kramer, George Coedès,  Edmund Husserl, Hans-Georg Gadamer, Paul Ricoeur, Ferdinand de Saussure,  A.J.Greimas, Claude Lévi-Strauss,  Carl Von Clausewitz, T.E.Lawrence,  Fyodor Dostoyevsky (Фёдор Миха́йлович Достое́вский), James Joyce, D.H.Lawrence, Thomas Hardy, Ray Bradbury, Theodore Monod, Rachel Carson, Jacques-Ives Cousteau, Karl Von Frisch, Konrad Lorenz, Niko Tinbergen, Jane Goodall, Trần  Nhật Duật, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Trường Tộ, Petrus Trương Vĩnh Ký, Paulus Huỳnh Tịnh Của, Hồ Ngọc Cẩn, Lord Baden Powell, Morihei Ueshiba, Lin Yutang.

Các lãnh vực đặc biệt quan tâm: Kinh Thánh Công giáo, Văn Hóa Công giáo Việt Nam, Tiếng Việt và Chữ Quốc ngữ, Ngôn ngữ Chữ viết Cổ đại Trung Cận Đông, Ngôn ngữ Chữ viết Champa qua Văn khắc, Chữ viết Tiền-Angkor qua Văn khắc, Nam Á và Nam Đảo, Đông Nam Á, Văn học Du ký (Travel Literature), Truyền thông Không bằng lời (Non-Verbal Communication), Siêu Tâm lý học (Parapsychology), Nhân học Văn hóa (Cultural Anthropology).

Bắt đầu viết và dịch từ năm 1986.

Một số sách đã in / xuất bản trước năm 2014:

– Thánh Vinh Sơn Phaolô (dịch “Saint Vincent de Paul”-José María Román cm). Lưu hành nội bộ. 2012.

– Đức Giêsu Kitô (biên khảo). NXB Thời Đại. 2011.

– Phương pháp đọc sách (dịch “How to Read a Book”-Mortimer J.Adler & Charles Van Doren). NXB Văn Hóa Thông Tin. 2010.

– 265 Đức Giáo Hoàng (biên khảo). NXB Văn Hóa Thông Tin. 2009.

– Đức Trinh Nữ Maria (biên khảo). NXB Tôn Giáo. 2009.

– Bình an cho tâm hồn (biên khảo). NXB Văn Hóa Thông Tin. 2009.

– Nguyên lý của thành công (biên khảo dịch). NXB Văn Hóa Thông Tin. 2009.

– Marco Polo du kí (sách dịch). NXB Văn Hóa Thông Tin. 2008.

– Cẩm nang của người lặn biển (biên khảo dịch). Lưu hành nội bộ. 2008.

– Hành trình trưởng thành đích thực (dịch “The Road Less Traveled”  -M.Scott Peck,M.D.). NXB Văn Hóa Thông Tin. 2004.

– Chuẩn bị làm mẹ  (dịch “J’attends un enfant”-Laurence Pernoud). NXB. Văn Hóa Thông Tin. 2002.

– Nuôi dạy con (dịch “J’élève mon enfant”-Laurence Pernoud). NXB. Văn Hóa Thông Tin. 2002.

– Văn phạm tiếng Pháp thực hành. NXB Trẻ. 2002.

– Từ  Điển Pháp Việt. (1700 trang). NXB Văn Hóa Thông Tin. 2001.

– Ngữ  pháp thực hành tiếng Pháp. NXB Trẻ. 2001.

– Ngữ  pháp tiếng Pháp chuyên sâu. NXB trẻ. 2001.

– Ngữ  pháp tiếng Pháp nâng cao. NXB Trẻ. 2000.

– Từ  Điển Truyền Thông Đa Ngôn Ngữ. (778 trang). NXB Văn Hóa Thông Tin. 1999.

– Từ  Điển Anh Việt. (1634 trang). NXB Văn Hóa Thông Tin. 1999.

– Từ  Điển Anh Việt. (836 trang). NXB Trẻ. 1999.

– Văn phạm tiếng Pháp thông dụng. NXB Trẻ. 1999.

– Văn phạm tiếng Pháp hiện đại. NXB Trẻ. 1998.

– Văn phạm tiếng Pháp theo đề mục. NXB Trẻ. 1998.

– Từ  Điển Pháp Việt. (790 trang). NXB Văn Hóa Thông Tin. 1998.

– Tiếng Hoa dễ học (biên dịch). NXB Trẻ. 1998.

– Tiếng Nhật dễ học (biên dịch). NXB Trẻ. 1997.

– Tiếng Anh dễ học (biên dịch). NXB Trẻ. 1997.

– Người phụ nữ  đẹp (biên khảo dịch). NXB Phụ Nữ. 1997.

– Làm việc có phương pháp (biên khảo). NXB Trẻ. 1996.

– Truyền thông. Kỹ năng và phương tiện (biên khảo). NXB Trẻ. 1996.

– 666 Cử chỉ quyến rũ (biên khảo dịch). NXB Đồng Nai. 1996.

– Từ vựng tiếng Pháp (biên khảo dịch). NXB Trẻ. 1996.

– Văn phạm tiếng Pháp cho mọi người (biên dịch). NXB Trẻ. 1995.

– Cách sử dụng thì động từ tiếng Pháp (biên dịch) NXB Trẻ. 1995.

– Để viết đúng tiếng Pháp (biên dịch). NXB Trẻ. 1995.

– Sách của bố (biên khảo dịch). NXB Trẻ. 1995

– Để trở thành người phụ nữ duyên dáng (biên khảo dịch). NXB Đà Nẵng 1994.

– Giáo dục giới tính cho thanh thiếu niên (biên khảo). NXB Trẻ. 1994.

– Lịch sử Văn học Anh trích yếu (biên khảo). NXB Trẻ. 1994.

– Để viết đúng tiếng Anh (biên khảo). NXB Trẻ. 1994.

– Các tiểu thuyết đã dịch:

. Kẻ Thừa Tự  của Ông Nam Hải (dịch “Le Fils de la Baleine”-Cung Giũ Nguyên). NXB Văn Học Hà Nội. 1995.

. Đàn bà dễ có mấy tay (dịch “Act of  Will”-Barbara Taylor Bradford). NXB Long An. 1991.

. Những người buôn mộng (dịch “The Dream Merchants”-Harold Robbins). NXB Nghệ Tỉnh. 1991.

. Tình thiên thu (dịch “Never leave me”-Harold Robbins). NXB Thông tin. 1991.

. Tình đã bay qua (dịch “Where Love has gone”-Harold Robbins). NXB Khánh Hòa. 1990.

. Bàn tay kẻ lạ mặt (dịch “Hands of a Stranger”-Robert Daley). NXB Khánh Hòa. 1990.

. Sứ  giả của Thần Chết (dịch “Windmills of the Gods”-Sidney Sheldon). NXB Đồng Nai. 1990.

. Ngăn dòng nước mắt (dịch “Wo Trannen verboten sind”-Alice Ekert Rotholz). NXB Khánh Hòa. 1990.

. Bay quanh mặt trăng (dịch “Autour de la lune”-Jules Verne). NXB Phú Khánh. 1987.

. Vầng trăng và đồng sáu xu (dịch “The Moon and Sixpence”-Somerset Maugham). NXB Phú Khánh. 1987.

Và một số đầu sách, tiểu thuyết dịch khác, tổng cộng hơn 70 đầu sách đã được xuất bản.

————–

Những đề tài cũng như  một kế hoạch xuất bản lý tưởng từ năm 2014 (chỉ thực hiện được nếu có thời gian và có sự  cộng tác):

– Các tác phẩm đã dịch nhưng chưa xuất bản: Évariste  Régis Huc du ký, Hiroshima trong cơn ác mộng (“Hiroshima”-John Hersey), Xứ tuyết (“雪国 “- Yasunari Kawabata), Bài ca một cánh chim biển (“Jonathan Livingston Seagull”-Richard Bach), Trinh trắng (“Tess d’Urbervilles”-Thomas Hardy).

-Các tiểu thuyết sẽ dịch (đa số từ nguyên tác):

. Thế giới của Sofie (dịch “Sofies Verden”-Jostein Gaarder).

. Cuộc du hành của Théo (dịch “Le Voyage de Théo”-Catherine Clément).

. Ka (dịch “Ka”-Roberto Calasso).

. Cuộc hôn nhân của  Cadmus và Harmony (dịch “The Marriage of Cadmus and Harmony”-Roberto Calasso).

. Trầm mặc (dịch ” 沈黙 “-Shusaku Endo).

. Phố thị niềm vui (dịch “La Cité de la Joie”-Dominique Lapierre).

. Finnegans Wake (James Joyce).

– Các du ký sẽ dịch:

. Fernão Mendes Pinto du ký (dịch “Peregrinação”-Fernão Mendes Pinto).

. Ibn Battuta du ký [dịch “Riḥlah (الرحلة)”-Ibn Battuta (ابن بطوطة)]

. John Crawfurd du ký (dịch “Journal of an Embassy to the Courts of Siam and Cochin-China, exhibiting a view of the actual State of these Kingdoms”-John Crawfurd).

. Những ghi chép của Al Masudi [dịch “Muruj adh-dhahab wa ma’adin al-jawhar (مروج الذهب ومعادن الجواهر‎ )-Al Masudi (المسعودي)].

. Odorico Pordenone du ký (dịch “Viaggio del beato Odorico”)

. Hồi ký của  Mattéo Ricci (dịch “De Christiana expeditione apud Sinas “)

. Ký sự về Tây Tạng (dịch “An Account of Tibet – The Travels of Ippolito Desideri of Pistola, S.J., 1712-1727”)

. Tự thuật của Bear Grylls (dịch “Mud, Sweat and Tears”-Bear Grylls).

. Theo dấu chân người trên Cao Nguyên Việt Nam (dịch “En suivant La Piste sur Les Hauts-Plateaux du Viet-Nam”-Jacques Dournes).

– Rừng người Thượng (dịch “Les Jungles Moi”-Henri Maitre).

– Cọp thương hại hơn (dịch “Les tigres auront plus pitié).

– Những chuyện kể và thư từ từ Đông Dương và Việt Nam (dịch “Récíts et Lettres d’Indochine et du Vietnam”-Jean Le Pichon).

– Viễn  Đông dưới nhãn quan các nhà du hành  Ả-rập.

– Biển Đông Nam Á.

– Hàng hải Trung Hoa từ  thế kỷ X đến thế kỷ XIV.

– Người Cơ-tu.

– Người Chu-ru.

– Người Ra-glai

– Vấn đề nghiên cứu Văn hóa các sắc tộc Tây Nguyên.

– Vấn đề nghiên cứu Văn hóa Chmpa.

– Tục thờ cúng cá voi.

– Sử thi Ra-glai.

– Tôn giáo của Champa qua đền tháp.

– Văn khắc Champa.

– Văn khắc Tiền-Angkor.

– Kauthara.

– Panduranga.

– Lâm Ấp nhạc (Riyugaku).

– Cát Tiên và Óc Eo.

– Tiền Angkor và Phù Nam.

– Nam Á và Nam Đảo.

– Tiền sử Bán Đảo Đông Dương

– Những nhà cổ văn tự.

– Học chữ Chàm và tiếng Chàm.

– Học tiếng  Ra-glai.

– Học tiếng  Chu-ru.

– Thành ngữ  và Tục ngữ  Chàm.

– Từ  Vựng  Ra-glai – Việt.

– Từ  Vựng  Chu-ru – Việt.

– Từ  Vựng Công Giáo Latinh – Việt – Chàm – Ra-glai – Chu-ru.

– Kinh Thánh Công giáo La-tinh –  Chàm – Việt.

– Từ  Điển Thuật ngữ  Nghệ thuật Nam Á & Đông Nam Á.

– Leonardo Da Vinci – J.F.Champollion. – James Joyce. – Teilhard de Chardin. – Johannes Koffler. – Joao de Loureiro. – Léon Wieger. – Matteo Ricci. – Ippolito Desideri.

– Các Thánh nhân.

– Các vị Thừa sai Dòng Tên tại Việt Nam (Francesco Buzomi, Cristoforo Borri, Francisco de Pina, Alexandre de Rhodes, Girolamo Majorica).

– Các vị Thừa sai và châu Á.

– Tài liệu lịch sử rao giảng Phúc Âm ở Việt Nam.

– Các giáo điểm truyền giáo: Hội An, Thành Chiêm, Nước Mặn, Nha-ru.

– Nghiên cứu “Thánh Giáo Kinh Nguyện”, “Mục Lục Nhựt Khóa”, “Toàn Niên Kinh Nguyện”.

– Nghiên cứu Chữ Nôm và Chữ Quốc Ngữ trong các bộ Từ Vựng và Từ Điển của P.J.Pigneaux de Béhaine và J.L.Taberd.

– Văn minh Do-thái.

– Văn minh Xume.

– Văn minh Ai-cập.

– Thư viện đất nung ở Ebla.

– Đất sét, Đất nung, Gốm.

– Chữ viết và nguồn gốc những nền  Văn hóa.

– Những người trở lại Công Giáo (5 tập). NXB Phương Đông. 2014.

– Công việc trí thức (dịch “Le Travail Intellectuel”-Jean Guitton)

– Kiểm soát cảm xúc (dịch “O Controle Cerebral”-Narcisco Irala, S.J.) (Đã dịch xong).

– Con đường chẳng mấy ai đi (dịch “The Road Less Traveled”-M.Scott Peck, M.D.) (Đã dịch xong).

– Bước tiếp trên con đường chẳng mấy ai đi (dịch “Further Along The Road Less Traveled”-M.Scott Peck, M.D.)

– Địa tâm lý học (dịch “Géopsyché”-Dr.Willy Hellpach).

– Người chết nói với chúng ta (dịch “Les morts nous parlent”-Francois Brune).

– Siêu tâm lý học (dịch “La parapsychologie”-Yvonne Castellan)

– Về chuyện Siêu Thường (dịch “Au coeur de l’Extra-Ordinaire”-Henri Bloch).

– Nhà bác học giải thích chuyện phủ thủy (dịch “Devenez sorciers devenez savants”-Georges Charpak & Henri Broch).

– Giới tính, Thiên Chúa & Hôn nhân.

– Triết học tập 1: Từ Platon đến Thánh Thomas (dịch “La Philosophie-Tome 1: De Platon à Saint Thomas”-Francois Châtelet). (Đã dịch xong).

– Triết học tập 2: Từ Galilée  đến J.J.Rousseau (dịch “La Philosophie-Tome 2: De Galilée à J.J.Rousseau”-Francois Châtelet). (Đã dịch xong).

– Triết học tập 3: Từ Kant đến Husserl (dịch “La Philosophie -Tome 3: De Kant  à Husserl”-Francois Châtelet). (Đã dịch xong).

– Triết học tập 4: Thế kỷ XX (dịch “La Philosophie-Tome 4: La Philosophie au XXe Siècle”-Francois Châtelet). (Đã dịch xong).

– Triết hoc. Hãy bắt đầu với các giáo sư giỏi (dịch “Philosophie – Commencez avec les meilleurs professurs”-Groupe Eyrolles).

– Siêu hình học đơn giản (dịch “Une Métaphysique pour les simples”-Pierre-Marie Emonet O.P.).

– Tâm lý học đơn giản (dịch “L’Âme humaine expliquée aux simples”-Pierre-Marie Emonet O.P.).

– Triết học thần luận đơn giản (dịch “Dieu comtemplé dans le Miroir des Choses. Une Philosophie théologique pour les simples”-Pierre-Marie Emonet O.P.).

– Nhập môn Triết học Công giáo.

– Triết học Công giáo thế kỷ XIX (dịch “Récent Catholic Philosophy The Nineteenth Century”-Alan Vincelette).

– Triết học Công giáo thế kỷ XX (dịch “Récent Catholic Philosophy The Twentieth Century”-Alan Vincelette).

 

– Chiêm niệm Công giáo (dịch “En bok om kristen djupmeditation”-Wilfrid Stinissen).

– Dẫn nhập Tư tưởng Công giáo (dịch “Pensées des hommes et foi en Jésus Christ pour un discernement intellectuel chrétien”-Léonard André)

– Kho tàng văn học Công Giáo (dịch “A Treasury of Catholic Reading”-Edit. by John Chapin).

– Kho tàng Khôn ngoan Công giáo (dịch “The Treasury of Catholic Wisdom”-John A.Haydon, S.J.)

– Nhiều cuộc hiện ra của Đức Trinh Nữ Maria (dịch “Multiplication des apparitions de  la Vierge aujourd.hui”-René Laurentin).

– Đức Giêsu (dịch “Jésus”-Charles Perrot).

– Đức Giêsu và Lịch sử  (dịch “Jésus et l’histoire”-Charles Perrot).

– Đức Kitô Người Do-thái (dịch “Le Christ Hébreu”-Claude Tresmontant).

– Một người Do-thái bình thường (dịch “A Marginal Jew”-John P. Meier).

– Thánh Phêrô.

– Thánh Phaolô.

– Thánh Phanxicô Xavie

– Edith Stein, triết gia bị đóng đinh (dịch “Edith Stein philosophe crucifiée-Joachim Bouflet)

– Jose Maria Escriva (El Camino và Opus Dei)

– Frédéric Ozanam (Tuyển tập).

– Lịch sử dân Thiên Chúa (dịch “Le peuple de la Bible”-Daniel Rops).(Đã dịch xong).

– Đức Giêsu vào thời của Người (dịch “Jésus en son temps”-Daniel Rops). (Đã dịch xong).

– Đời sống thường ngày vào thời Đức Giêsu (dịch “La vie quotidienne en Palestine au temps de Jésus”-Daniel Rops). (Đã dịch xong).

– Giêrusalem vào thời Đức Giêsu (dịch “Jerusalem zur Zeit Jesu”-Joachim Jeremias)

– Nhập môn Thần Học Công giáo (dịch “Theological Foundations”-J.J.Mueller, SJ, editor).

– Những nền thần học Kitô giáo thế giới thứ ba (dịch “Théologies chrétiennes des Tiers Mondes”-Bruno Chenu). NXB Phương Đông. 2014.

– Thần học Thánh Giuse (dịch “Saint Joseph”-Jean Galot). NXB Phương Đông. 2016.

– Thần học Chúa Thánh Thần (dịch “L’Esprit Saint de Dieu”-Fr.X.Durrwell). NXB Phương Đông. 2016.

-Thần học Đức Chúa Cha (dịch “Le Père Dieu en son mystère”-Fr.X.Durrwell). NXB Phương Đông. 2016.

– Khảo luận Thần học Chúa Ba Ngôi (dịch “Traité sur la Trinité”-René Laurentin) (Đã dịch xong).

– Cánh chung học-Sự chết và thế giới bên kia (dịch “Eschatologie-Tod undewwiges Leben”-Joseph Ratzinger).

– Cứu độ học (dịch “Soteriology”-Braulio Pena, OP).

– Lịch sử Minh giáo (dịch “A History of Apologetics”-Avery Cardinal Dulles).

– Kitô học (dịch “Christ qui est-tu?” và “Christ de notre foi” – Jean Galot).

– Đức Maria trong Mầu Nhiệm Giao Ước (dịch “Het Mariam Mysterie In Het Nieuwe Testament”-I.De La Potterie) (Đã dịch xong).

– Nhãn quan Á châu về Đức Kitô (dịch “Regards asiatiques sur le Christ”-Michel Fédou).

– Tôi tin Chúa Thánh Thần (dịch “Je crois en L’Esprit Saint”-Yves Congar)

– Từ Điển Thần Học Công Giáo (dịch “Dictionnaire de Théologie chrétienne, les grands thèmes de la foi-Joseph Doré”)(Hiệu đính). NXB Tôn Giáo. 2016.

– Từ  Điển Thần Học Giản Yếu (dịch “A Concise Dictionary of Theology”-Gerald O’collins & Edward G.Farrugia)(Hiệu đính). NXB Tôn Giáo. 2016.

– Để đọc Cựu Ước (dịch “Pour lire L’Ancien Testament”-Gérard Billon & Philippe Gruson). NXB Phương Đông. 2017.

– Để đọc Tân Ước (dịch “Pour lire le Nouveau Testament”-Étienne Charpentier & Régis Burnet). NXB Phương Đông. 2017.

– Để đọc Thánh Phaolô (dịch “Pour lire Saint Paul”-Chantal Reynier) NXB Phương Đông 2017.

– Để đọc Các Ngôn Sứ (dịch “Pour lire les Prophètes”-Jean Pierre Prévost). NXB Phương Đông 2017.

– Để đọc Sách Khải Huyền (dịch “Pour lire l’Apocalypse”-Jean Piere Prévost). NXB Phương Đông. 2017.

– Để đọc những bản tường thuật trong Kinh Thánh (dịch “Pour lire les récits bibliques”-Yvan Bourquin & Daniel Marguerat). NXB Phương Đông. 2017.

– Việc giải thích Kinh Thánh trong Giáo Hội  Công Giáo (dịch “L’interprétation de la Bible dans l’Église”-Commission Biblique Pontificale).

– Đọc Kinh Thánh như thế nào? (dịch “Lire la Bible…comment”-Albert Hari). (Đã dịch xong).

– Đọc Kinh Thánh (dịch “Lire la Bible”-Roland Meynet). (Đã dịch xong).

– Bạn đã đọc Thánh Luca? (dịch “Avez vous lu Saint Luc?”-Roland Meynet) (Đã dịch xong).

– Nghệ thuật kể chuyện Đức Giêsu Kitô (dịch “L’art de raconter Jésus Christ”-J.N.Aletti). (Đã dịch xong).

– Dẫn nhập đọc Ngũ Thư  (dịch “Introduction à la lecture du Pentateuque”-J.L.Ska). (Đã dịch xong).

– Đức Giêsu Kitô có thực hiện tính nhất quán của Tân Ước không? (dịch “Jésus-Christ fait il l’unité du Nouveau Testament?”-J.N.Aletti). (Đã dịch xong).

– Khám phá Kinh Thánh (2 tập) (dịch “À la Découverte de la Bible”, 2 tomes-Éditions Ouvrières). (Đã dịch xong).

– Tổng quan dẫn nhập Cựu Ước (dịch “A Survey of Old Testament Introduction”-Gleason L.Archer).

– Đời sống thiêng liêng trong Kinh Thánh (dịch “Spiritual Life in the Bible”-Daughters of St.Paul).

– Giáo lý Kinh Thánh (dịch “Bible Catechism”-John C.Kersten).

– Chú giải Thánh Kinh và Giáo thuyết Giáo hội (dịch “Biblical Exegesis & Church Doctrine”-Raymond E. Brown).

– Sách chỉ nam Thông diễn học (dịch “A Manual of Hermeneutics”-Louis Alonso Schokel).

– Đức Maria trong Tân Ước (dịch “Mary in the New Testament”-Edit. by R.E.Brown, K.P.Donfrield, J.A.Fitzmyer, J.Reumann)

– Phúc Âm Mátthêô và ảnh hưởng Do-thái giáo (dịch “Matthew’s Gospel and Formative Judaism”-J. Andrew Overman).

– Khám phá Phúc Âm Mátthêô (dịch “Exploring Matthew’s Gospel”-Leslie J. Francis and Peter Atkins).

– Phúc Âm Mátthêô và các độc giả. Một dẫn nhập lịch sử Phúc Âm nhất lãm (dịch “The Gospel of Matthew and its Readers. A Historical Introduction to the First Gospel”-Howard Clark).

– Phúc Âm Mátthêô (dịch “The Gospel of Matthew”-Daniel J. Harrington, S.J.).

– Những nền tảng Thánh Kinh cho việc Truyền giáo (dịch “The Biblical Foundations for Mission”-Donald Senior & Carroll Stuhlmueller)

– Giảng về Đức Kitô từ Cựu Ước (dịch “Preaching Christ from the Old Testament”-Sidney Greidanus)

– Hướng dẫn giải đáp những vấn nạn Đức tin Công giáo (dịch “Guide des difficultés de la foi catholique”-Abbé Pierre Descouvemont).

– Sách chỉ dẫn của linh hoạt viên Công giáo (dịch “Guide de l’animaterur chrétien”-Jean Vernette & Alain Marchadour) (Đã dịch xong).

– Từ Điển Mục Vụ Thần Học Kinh Thánh (dịch “The Collegeville Pastoral Dictionary of Biblical Theology”- Edit. by Carroll Stuhlmueller,C.P.).

– Sổ Tay Kinh Thánh (dịch “The New Jerome Bible Handbook”-Raymond Brown and Joseph A.Fitzmeyer).

– Từ Điển các Đức Giáo hoàng (dịch “The Oxford Dictionary of Popes”-J.N.D.Kelly). (Đã dịch xong).

– Từ Điển các Biểu Tượng Phụng Vụ (dịch “Dictionnaire des symboles liturgiques”-Dom Pierre Miquel…)

– Từ Điển Phụng Vụ ( dịch “Dictionary of the Liturgy”-Jovian P.Lang).

– Tân Từ Điển Linh Đạo Công Giáo (dịch “The New Dictionary of Catholic Spirituality”- Edit. by Michael Downey).

– Từ Điển Chăm Sóc Mục Vụ (dịch “A Dictionary of Pastoral Care”-Edit. by Alastair V.Campell)

– Tiên tri và Tục ngữ trong Cựu Ước (dịch “Prophets and Proverbs”-Antony R.Ceresko, O.S.F.S.)

– Dẫn nhập vào Cựu Ước: Viễn cảnh Giải phóng (dịch “Introduction to the Old Testament: a Liberation Perspective”-Anthony Raymond Ceresko).

– Đọc Cựu Ước (dịch “Reading The Old Testament”-Lawrence Boadt).

– Đọc Tân Ước (dịch “Reading The New Testament”-Pheme Perkins).

-Từ Điển Kinh Thánh Tân Ước (dịch “Dictionnaire du Nouveau Testament”-Edit by Xavier Léon-Dufour,S.J.).

– Việc dùng Cựu Ước trong Phúc Âm Thánh Mátthêô (dịch “The Use of the Old Testament in St. Matthew’s Gospel”-Robert Horton Gundry).

– Phúc Âm Mátthêô và truyền thống Do-thái (dịch “The Gospel of Matthew and Judaic Traditions”-Herbert W. Basser & Marsha B. Cohen).

– Sự ra đời của Đấng Messia (dịch “The Birth of  the Messiah”-Raymond E. Brown, S.S.).

– Thánh Vịnh (dịch “Il Libro dei Salmi”-Gianfranco Ravasi).

– Phê bình Văn bản Cựu Ước (dịch “Critique textuelle de l’Ancient Testament”-Dominique Bartélémy).

– Từ  Điển Kinh Thánh (dịch “Dictionary of the Bible”-John L.McKenzie,S.J.).

– Từ  Điển Khảo Cổ Học Kinh Thánh (dịch “Dictionnaire archéologique de la Bible”-Abraham Négev)..

– Từ Điển Triết Học (dịch “Philosophisches Worterbuch”-Walter Brugger).

– Tân Từ Điển Thần Học (dịch “Neues Theologisches Wörterbuch”-Herbert Vorgrimler).

– Từ Điển Đức Tin Công Giáo (dịch “Dictionnaire des mots de la foi chrétienne”-Olivier de la Bross…). (Đã hiệu đính).

– Những kỹ năng đọc và học.

– Những kỹ năng truyền thông

– Nhân học văn hóa.

– Nhân học tôn giáo.

– Văn Hóa Công Giáo Việt Nam.

– Thế giới Kinh Thánh.

– Ngữ pháp tiếng La-tinh. 

– Ngữ  pháp tiếng Koinê (Hi-lạp Kinh Thánh).

– Ngữ  pháp tiếng Hipri (Do-thái Kinh Thánh).

– Ngữ  pháp tiếng  Aram.

– Dẫn nhập Ngôn ngữ  và Chữ  viết Ấn-độ cổ đại.

– Dẫn nhập Ngôn ngữ  và Chữ  viết Ai-cập cổ đại.

– Dẫn nhập Ngôn ngữ  và Chữ  viết Áccát.

– Dẫn nhập Ngôn ngữ  và Chữ viết Ugarit.

– Dẫn nhập Ngôn ngữ  và Chữ viết Ebla.

– Dẫn Nhập Ngôn Ngữ  và Chữ  viết Xume.

– Ngôn ngữ và Chữ  viết  Champa.

– Tiếng Việt và Chữ Quốc Ngữ.

– Thánh Giáo Kinh Nguyện Từ Điển.

– Từ  Vựng Triết Học Đa Ngôn Ngữ.

– Từ  Vựng Kinh Thánh Đa Ngôn Ngữ.

– Từ vựng Chú giải Kinh Thánh.

– Từ Điển Hipri và Aram – Việt.

– Từ Điển La-tinh – Việt.

– Từ Điển Hi-lạp – Việt.

– Từ Điển Do Thái – Việt.

– Từ Điển Ả Rập – Việt.

– Từ Điển Sanskrit – Việt.

I am especially indebted to many scholars, whose grammars and publications gave me the opportunity to learn the ancient languages, including (in alphabetic order): James P. Allen (Ancient Egyptian, Middle Egyptian), Alfonso Archi (Eblaite), Amalia Catagnoti (Eblaite), Michael Coulson (Sanskrit), Mitchel Dahood (Ugaritic, Eblaite), Pelio Fronzaroli (Eblaite), Cyrus H. Gordon (Ugaritic, Eblaite), John L. Hayes (Sumerian), John Huehnergard (Akkadian), H. A. Jaschke (Tibetan), Philip N. Jenner (Old Cambodian), Bernhard Karlgren (Old Chinese), Asko Parpola (Indus Script), Giovanni Pettinato (Eblaite), Saveros Pou (Old Cambodian), Franz Rosenthal (Biblical Aramaic), Long Seam (Old Cambodian), Stanislav Segert (Ugaritic), J. Weingreen (Classical Hebrew), J. W. Wenham (New Testament Greek), William Dwight Whitney (Sanskrit), Léon Wieger (Old Chinese).

“Ars longa vita brevis.”

Nguyễn Thành Thống

138 B,C. Nguyễn Trãi, Nha Trang, Khánh Hòa.

petrusthong@gmail.com

thongsumer@gmail.com